Vào Thời Tiền Sử Xi Măng, Đồng Điếu Và Khuy Trông Như Thế Nào?

1. Xi măng thời tiền sử

Xi măng là một vật liệu kết dính được dùng trong xây dựng. Loại vật liệu sớm nhất được dùng cho mục đích này là đất sét, còn ở Ai Cập là thạch cao. Người Hi Lạp và La Mã thì dùng vôi sống.

Xi măng thời kì đầu có một nhược điểm lớn là chúng cần môi trường khô ráo mới có thể cứng lại được. Điều này gây trở ngại rất lớn đối với việc xây dựng dưới nước. Nhưng người La Mã cổ đại đã tìm ra công thức chế tạo loại xi măng cứng trong nước. Cách làm của họ là trộn tro bụi núi lửa với bột đá vôi.

2. Sự ra đời của đồng điếu 

Đồng điếu là một phát minh quan trọng với loài người đến nỗi có một giai đoạn trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại được gọi là Thời đại đồ đồng (The Bronze Age). Đây là hợp kim đầu tiên mà con người tạo ra. Ban đầu nó được tạo ra bằng cách nung chảy đồng và thạch tín với nhau. Nhưng đến thiên niên kỉ 3 TCN thì thạch tín được thay thế bằng thiếc và một dạng đồng điều mới ra đời.

Một vấn đề lớn của đồng điếu là đồng và thiếc hiếm khi được tìm thấy cùng nhau trong tự nhiên. Vì vậy, việc làm ra đồng điếu không hề dễ dàng. So với nó thì sốt sắn có hơn nhiều, vì thế mà Thời đại đồ đồng đã dần suy tàn và nhường chỗ cho Thời đại đồ sắt.

3. Những chiếc khuy đầu tiên đã được làm ra như thế nào?

Những chiếc khuy đầu tiên được làm từ các loại vỏ cong ở thung lũng sông Ấn vào khoảng 2.800 – 2.000 năm TCN. Thời bấy giờ, những chiếc khuy này được dùng cho mục đích trang trí hơn là để cài quần áo.

Đến thế kỉ thứ 13, những chiếc khuy và khuyết áo với chức năng cài quần áo lần đầu tiên xuất hiện ở Đức. Sau đó, chúng nhanh chóng trở nên phổ biến cùng với sự gia tăng của các mặt hàng may mặc bó sát của người ở châu Âu vào giai đoạn thế kỉ 13 – 14.


Call Now
Call Now