Truyền Máu, Dù, Tủ Lạnh Đã Ra Đời Như Thế Nào?

1. Truyền máu được thực hiện lần đầu tiên khi nào?

Truyền máu là quá trình nhận máu hoặc các sản phẩm máy vào hệ tuần hoàn theo đường tĩnh mạch. Truyền máu được sử dụng trong nhiều trường hợp y tế khác nhau nhằm thay thế các thành phần máu đã mất. Ban đầu, khi truyền máu, người ta sử dụng toàn bộ máu. Nhưng trong nền y học hiện đại, chỉ các thành phần của máy được sử dụng, ví dụ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.

Nghiên cứu đầu tiên về truyền máu được thực hiện vào thế kỉ 17 với các thí nghiệm về tuần hoàn máu của bác sĩ người Anh William Harve. Trong giai đoạn này cũng đã có một số thí nghiệm về truyền máu giữa các động vật thành công, ví dụ như thí nghiệm của bác sĩ người Anh Richard Lower được tiến hành vào năm 1665. Ông để một con chó chảy máu đến khi hấp hối rồi cứu sống nó bằng cách truyền máu của một con chó khác cho nó qua động mạch. Tuy nhiên, những nỗ lực tiếp theo của các bác sĩ để truyền máu từ động vật sang người đã cho các kết quả khác nhau, mà thường là người được truyền máu bị tử vong.

Việc truyền máu từ người sang người được tiến hành vào thế kỉ 19 với một số có truyền máu thành công. Tuy nhiên, do khoa học thời kì này chưa phát hiện ra các nhóm máu và sự không tương thích giữa chúng nên truyền máu là một việc rất nguy hiểm và thường dẫn đến kết quả là bệnh nhân tử vong. Mãi đến thế kỉ 20, các nhà khoa học mới phát hiện ra các nhóm máu và nhờ đó việc truyền máu trở nên an toàn, hiệu quả hơn.

2. Dù được phát minh bởi ai?

Thiết kế dù lâu đời nhất Xuất hiện trong một bản thảo ẩn danh có từ những năm 1470, thời kì Phục Hưng ở Ý. Không lâu sau, một chiếc dù tinh vi hơn đã được phác học bởi Leonardo da Vinci vào khoảng năm 1485. Nhiều năm sau đó, một người đàn ông tên là Fausto Veranzio đã nghiên cứu phác họa của da Vinci và sau đó công bố bản thiết kế của chính mình. Veranzio đã giải thích chính xác cách hoạt động của thiết bị này khi nhảy từ trên cao xuống. Ông tin rằng nó sẽ hoạt động nhưng không thật sự thử nghiệm. Buổi biểu diễn nhảy dù công khai đầu tiên được ghi lại trong lịch sử do Louis-Sébastien Lenormand thực hiện vào năm 1783 ở Pháp. Năm 1785, Jean-Pierre Blanchard đã chứng minh dù là một phương tiện an toàn để nhảy xuống từ khinh khí cầu. Trong các cuộc biểu diễn nhảy dù đầu tiên của mình, Blanchard đã thả một con chó khỏi khinh khí cầu và nó tiếp đất an toàn. Ông cũng tuyên bố rằng bản thân đã tự mình nhảy dù vào năm 1793 khi khinh khí cầu của ông bị vỡ. Tuy nhiên, không có ai chứng kiến sự việc này.

Phiên bản đầu tiên của loại dù không có không được tạo ra bởi một người Pháp André Garnerin. Năm 1797, ông đã nhảy dù xuống từ độ cao 600m và tiếp đất an toàn

3. Tủ lạnh đã ra đời như thế nào?

Lịch sử làm lạnh nhân tạo bắt đầu khi giáo sư người Scotland William Cullen thiết kế một máy làm lạnh nhỏ vào năm 1755.

Năm 1805, nhà phát minh người Mỹ Oliver Evans đã mô tả một chu trình làm lạnh nén hơi khép kín bằng ête trong chân không để sản xuất nước đá. Năm 182O, nhà khoa học người Anh Michael Faraday đã hóa lỏng amoniac và các loại khí khác bằng cách sử dụng áp suất cao và nhiệt độ thấp, và vào năm 1834, một người Mỹ sống ở Anh là Jacob Perkins đã xây dựng hệ thống làm lạnh nén hơi đầu tiên. Những chiếc tủ lạnh dùng trong gia đình được phát minh bởi Fred W. Wolf ở Fort Wayne, Indiang vào năm 1913.

Trước khi có tủ lạnh, người ta sử dụng các tủ đá để làm mát thực phẩm và giữ cho chúng không bị hỏng. Tủ đá có vỏ làm bằng kim loại, cách nhiệt bằng rơm, mùn cưa hoặc bồn. Các khối bằng được đặt ở phần đầu tủ đó, để không khí lạnh có thể lưu chuyển xuống dưới và làm mát thực phẩm. Nước do băng tan chảy ra ngoài qua một vòi nước.


Call Now
Call Now