1. Đồ tắm trước đây trông như thế nào?
Một trong những dạng sớm nhất của áo tắm được người Hi Lạp Sử dụng vào khoảng 350 năm TCN. Đầu thế kỉ 19 đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về đồ tắm khi người Mỹ đổ xô đến các bãi biển để nghỉ ngơi, giải trí.
Bộ đồ tắm đầu tiên gồm một một chiếc quần buộc túm và bít tất dài màu đen. Sau đó, hình thức đồ tắm liên tục được cải tiến. Vào thế kỉ 19, mẫu đồ tắm Princess” (Công chúa) ra đời, gồm áo và quần được may liền nhau thành một mảnh. Váy được thay được thế bằng những chiếc quần giống như quần vải bông. Ngoài ra còn có một chiếc váy rời trùm qua đầu gối và cài cúc tại hông để che đi dáng người. Một chiếc mũ vải hoặc mũ rơm cũng được thêm vào để hoàn thiện bộ trang phục.
2. Tất Ngắn đã ra đời như thế nào?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bít tết ngắn hay tất ngắn đã xuất hiện từ thời đại đồ đá và được làm từ da động vật. Tổ tiên của chúng ta đã buộc nó quanh mắt có cha. thế kỉ 8 TCN, nhà thơ người Hi Lạp Hesiod đã viết về “piloi” – một loại tất làm từ lông động vật mà người Hi Lạp cổ đại thường sử dụng. Người La Mã cũng dùng các dải da hoặc vải dệt để quấn quanh chân. Vào khoảng thế kỉ thứ 2, người La Mã bắt đầu may các miếng vải lại với nhau để tạo ra những chiếc tất vừa với bàn chân. Chúng đang là “udones”. Trong các ngôi mộ của người Ai Cập có niên đại từ khoảng thế kỷ 3 - thế kỉ 6 cũng đã phát hiện được những đối tất. Ở châu Âu, tất ban đầu chỉ là những dải vải hoặc da quấn quanh bàn chân và bắp chân được gọi là “leggings”. Năm 1938, tốt ni-lông ra đời, mở đầu cho việc pha trộn hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau trong quá trình sản xuất tốt - một quá trình vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Tất có thể được tạo ra từ nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như sợi bông, len, ni-lông, acrylic, polyester, olefin, hoặc spandex. Màu sắc tốt hết sức đa dạng, tùy thuộc vào lựa chọn của người thiết kế. Tất màu là một phần quan trọng của đồng phục thể thao, người ta có thể dựa vào màn tất để xác định người chơi thuộc đội nào.
Tất cũng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như tất ngón, tốt ngắn đến mắt cá chân, tốt cho đến đầu gối...
3. Ai là người đầu tiên phát minh ra giấy
Giấy được phát minh vào năm 105 ở Trung Quốc dưới thời Đông Hán bởi một thái giám tên là Thái Luân. Giấy là một vật liệu mỏng được sản xuất bằng cách ép bột giấy ướt thành các tấm phẳng rồi phơi khô. Bột giấy có thể được làm từ gỗ, có hoặc vải bông rách.
Giấy được sử dụng cho một số mục đích khác nhau. Mục đích phổ biến nhất là để viết và in ấn, ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi để làm vật liệu gói bọc, sản phẩm lau chùi, trong một số quy trình công nghiệp - xây dựng và thậm chí là làm thức ăn. Từ “giấy” (paper) bắt nguồn từ từ La-tinh “papyrus”. Từ “papyrus” lại bắt nguồn từ “papyros” trong tiếng Hi Lạp, được người Hi Lạp cổ đại sử dụng để gọi cây cói giấy (Cyperus papyrus). Giấy cói là một vật liệu dày giống như giấy, được làm từ ruột cây cói giấy. Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại đã sử dụng chúng để viết từ rất lâu trước khi giấy ra đời.
Kĩ thuật làm giấy được truyền bá đến Triều Tiên vào thế kỉ 4 và Nhật Bản vào thế kỉ 5. Tại những nơi này, giấy thường được làm bằng vỏ cây dâu tằm hoặc cây niệt gió (Gampi). Về sau thì giấy được làm từ tre và rơm.