Top 3 Những Phát Minh Sáng Tạo Giúp Thay Đổi Được Cuộc Sống Của Con Người: Máy Gặt, Ống Nghe, Dây Đeo Quần

1. Máy gặt đầu tiên được phát minh ra bởi ai?

Máy gặt là một nông cụ được sử dụng để thu hoạch cây trồng. Chiếc máy gặt đầu tiên được phát minh bởi Cyrus Hall McCormick vào năm 1831, do ngựa kéo và được sử dụng để cắt các cây lương thực nhỏ. Sự ra đời của máy gặt cơ khí đã giúp con người không phải gặt thủ công bằng liềm và hái như trước nữa.

Máy gặt giúp cắt nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nó có thể cắt được hơn 6 ha lúa mì và các cây lương thực khác mỗi ngày, nhanh gấp 5 lần so với cắt thủ công. Vì lí do đó, máy gặt nhanh chóng trở nên phổ biến. Nó không chỉ giúp giảm chi phí lao động mà còn làm giảm nguy cơ thời tiết phá hoại cây trồng. Cây trồng sau khi được cắt sẽ rơi vào thùng máy gặt và người lao động dùng cào đẩy chúng xuống mặt ruộng để thực hiện những công đoạn thu hoạch tiếp theo.

Năm 1847, McCormick đã xây dựng một nhà máy sản xuất máy gặt ở Chicago. Năm 1848, nhà máy của ông sản xuất được 700 chiếc máy gặt. Năm 1850, con số này tăng lên gấp đôi. Đến năm 1868, 10.000 chiếc máy gặt được làm ra mỗi năm. Những chiếc máy này còn được xuất khẩu sang những nước khác. Theo thời gian, máy gặt càng ngày càng trở nên nặng hơn, chắc chắn hơn và tốt hơn. Nhà máy Của McCormick ở Chicago từng được xem là một trong những cơ sở công nghiệp lớn nhất nước Mĩ.

2. Ống nghe được phát minh ra như thế nào?

Trước khi ống nghe được phát minh, các bác sĩ nghe nhịp tim bệnh nhân bằng cách ghé tai lên ngực họ. Năm 1816, bác sĩ René Laennec phải kiểm tra cho một người phụ nữ trẻ được cho là mắc bệnh tim. Theo thủ tục y tế thời bấy giờ, Laennec dùng tay vỗ nhẹ lên lưng bệnh nhân và cố gắng nghe nhịp tim của cô gái. Tuy nhiên, bệnh nhân này quá béo nên ông không thể nghe được gì.

Vì không muốn ghé tai lên ngực một người phụ nữ trẻ nên Laennec đã nghĩ ra một giải pháp đơn giản. Ong cuộn tờ giấy thành hình trụ và sử dụng nó để nghe nhịp tim của bệnh nhân. Sau đó, Laennec đã sáng tạo ra một dụng cụ mới là một ống răng hình trụ làm bằng gỗ và gọi nó là Vống nghe”. Từ đồng nghe” (stethoscope) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “stethos” nghĩa là “ngực” và “skopos” nghĩa là “kiểm tra”.

3. Dây đeo quần ra đời vào thời gian nào?

Dây đeo quần là dây đai bằng vải hoặc da đeo qua vai để giữ quần, ra đời vào thế kỉ 18 ở Pháp. Khi đó, dây đeo quần về cơ bản chỉ là các dải ruy-băng buộc vào khuyết quần.

Trong những năm 1820, một thương nhân người Anh tên là Albert Thurston đã sản xuất hàng loạt dây đeo quần. Trong tiếng Anh – Anh, nó được gọi là “braces” thay vì “suspenders” như trong tiếng Anh – Mĩ. Loại dây đeo quần này không dùng móc kim loại móc vào cọp quần mà dùng móc da cài vào cúc đính trên quần. Vào thời điểm đó, nam giới Anh thường mặc quần cạp cao và dùng dây đeo quần thay vì dùng thắt lưng.


Call Now
Call Now