Top 3 Những Phát Minh Quan Trọng Trong Lịch Sử Loài Người: Mũ, Bàn Ủi, Lịch Gregorius (Lịch Dương)

1.  Chiếc mũ đã xuất hiện từ bao giờ?

Mũ đã có từ rất lâu. Chúng là phụ kiện vừa có thể làm đẹp, vừa có thể bảo vệ cho người sử dụng. Thêm vào đó, trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, mũ còn là dấu hiệu cho biết địa vị, nghề nghiệp và thậm chí là khuynh hướng chính trị của người đội. 

Một trong những hình ảnh mô tả đầu tiên về mũ xuất hiện trong một bức tranh lăng mộ ở Thebes (Ai Cập), có niên đại từ 3.200 TCN. Bức tranh vẽ một người đàn ông đội một chiếc mũ bằng rơm hình nón. Đến cuối thế kỉ 17 thì những chiếc mũ dành cho phụ nữ trở nên phổ biến.

Từ “millier” (người làm mỹ và trang phục phụ nữ) lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu vào năm 1529. Từ này ban đầu được dùng để chỉ các sản phẩm nổi tiếng của Milan và các vùng miền Bắc nước Ý.

2. Sự ra đời của bàn ủi thời xưa

Bàn là hay bàn ủi là dụng cụ sử dụng một miếng kim loại được làm nóng để làm thẳng các nếp nhăn của vải. Mặc dù bàn là đã được sử dụng trong hàng ngàn năm, nhưng phần lớn thời gian chỉ có người giàu sử dụng chúng. Bởi vì việc sử dụng bàn là trước đây rất vất vả và tốn sức nên chỉ có người giàu mới có thể thuê người (thường là người hầu hoặc nô lệ) để thực hiện công việc là đi. Khoảng 400 năm TCN, người Hi Lạp đã sử dụng một loại bàn là là một thanh tròn được nung nóng để tạo nếp gấp trên áo choàng bằng vải lanh.

Vào khoảng thế kỉ thứ 10, người Viking từ Scandinavia đã có chiếc bàn là đầu tiên làm bằng thủy tinh. Họ để chiếc bàn là này gần hơi nước để chúng nóng lên rồi chà mạnh nó lên mặt vải. Chiếc bàn là sắt đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỉ 14, có cấu tạo gồm một miếng sắt phẳng để làm mặt bàn là và một tay cầm bằng kim loại. Khi muốn là quần áo, người ta sẽ hơ mặt bàn là trên lửa cho đến khi nó nóng lên.

3. Ai là người làm ra lịch Gregorius (lịch dương)?

Lịch Gregorius hay Dương lịch, Tây lịch, công lịch là loại lịch đang được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ngày nay. Loại lịch này được đặt theo tên của Giáo hoàng Gregory XIII – người đã giới thiệu nó vào tháng 10 năm 1582 để điều chỉnh những sai sót trong lịch Julius đang được sử dụng vào thời gian đó.

Theo lịch Gregorius, một năm xấp xỉ 365,2425 ngày. Vì vậy cứ sau mỗi 133 năm thì lịch Gregorius lại nhanh hơn một ngày so với lịch Julius (năm của lịch Julius dài 365,25 ngày). Do năm của lịch Gregorius vẫn chênh lệch một chút với độ dài của năm Mặt Trời (365,242216 ngày) nên để bù vào sự khác biệt này thì cứ 400 năm, lực Gregorius lại phải bỏ bớt đi 3 ngày nhuận. Như vậy, trong 400 năm thì chỉ có 97 non nhuận. Cụ thể, năm nhuận là những năm chia hết cho 400 với những năm kết thúc bằng “00” (ví dụ 1600, 2000, 2400...) và chia hết cho 4 với những năm còn lại.


Call Now
Call Now