Sự Sáng Tạo Của Người Cổ Xưa Đã Đem Lại Những Thay Đổi To Lớn Cho Cuộc Sống Của Loài Người: Kính Mắt, Tua-Vít, Điện

1. Chiếc kính mắt đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở đâu?

Các bằng chứng cho thấy chiếc kính mắt đầu tiên được làm ra tại miền Bắc nước ý nhiều khả năng là ở Pisa, vào khoảng cuối thế kỉ 13. Về mặt kĩ thuật, nó chỉ đơn giản là được tạo thành từ hai miếng đá thủy tinh mặt lồi. Mỗi miếng đã được bao quanh: một cái không và có phần tay cầm. Chúng được nối với nhau ở vị trí đầu tay cầm và một cái đinh tán. Chiếc kính này thực ra không phải là một phát minh mà chỉ là một tưởng được thực hiện dựa trên những chiếc kính lúp đơn giản bằng đá thủy tinh có sẵn. Ai đó đã lấy hai chiếc kính lúp như vậy mà gắn chúng lại với nhau bằng một cái đinh tán. Nhiều khả năng những chiếc kính thật sự đầu tiên đã được phát minh bởi một người không chuyên, người này đã giữ bí mật quy trình chế tác để kiếm lợi nhuận. Kính được Sử dụng để điều chỉnh thị lực nếu bạn không thể nhìn rõ những vật ở gần hoặc ở xa.

Mặc dù kính mắt đã tồn tại được một khoảng thời gian nhưng vẫn có một vấn đề là làm thế nào để giữ nó ở vị trí trên mắt. Cuối cùng, năm 1730, một người thợ làm kính mắt tên là Edward Scarlett đã nghĩ ra giải pháp là dùng hai chiếc gọng cứng có thể gài vào tai để gắn vào hai đầu mắt kính.

Ngày nay, kính mắt có rất nhiều loại. Chúng có thể được phân loại theo công dụng thành kính cận, kính viễn, kính loạn, kính râm, kính bảo hộ…

2.  Những chiếc tua vít đầu tiên

Không có thông tin nào về người đã phát minh ra tua-vít, mặc dù những công cụ có dạng đinh vít đã rất phổ biến từ thế kỉ 1. Chiếc tua-vít đầu tiên được dùng để tháo nút bần của chai rượu hoặc chai dầu ô liu. Ban đầu, chúng được làm bằng gỗ, nhưng ngày nay thì chúng đã được làm bằng kim loại để bền hơn và làm việc hiệu quả hơn. Cùng với tua-vít, những chiếc đinh vít và đai ốc kim loại để gắn chặt hai vật vào với nhau cũng đã xuất hiện từ thế kỉ 15. Tua vít được sử dụng để làm hai việc đối lập là: đưa bu-lông hoặc đinh vít vào rồi vặn chặt chúng và vặn lỏng bu-lông hoặc đinh vít rồi tháo chúng ra.

3. Cha đẻ của ngành khoa học nghiên cứu về điện và từ tính là ai?

Điện là một dạng năng lượng tồn tại trong tự nhiên. Vì vậy, nó không phải là một phát minh. Sau khi cọ hổ phách vào lông mèo, nó sẽ hút những vật nhẹ khác. Điều này đã được biết đến từ thời cổ đại ở các nền văn hóa Địa Trung Hải. Từ năm 600 TCN, Thales (Ta-lét) xứ Miletus đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu về điện. Ông cọ lông thú với những vật khác và thấy rằng chúng hút nhau. Hiện tượng này được gọi là “tĩnh điện”.

Năm 1600, nhà vật lí người Anh William Gilbert đã nghiên cứu chi tiết mối quan hệ giữa điện và từ tính. Trước đó, người ta chỉ biết rằng đá nam châm có từ tính và hổ phách khi cọ vào lông thú sẽ hút được các mẩu giấy hoặc các vật nhỏ khác mà không biết đến mối quan hệ giữa chúng. Ông đã đặt ra thuật ngữ “electricus” – một từ tiếng La-tinh có nghĩa là “của hổ phách” – để chỉ điện. Năm 1646, các từ tiếng Anh “electric” và “electricity với nghĩa là “điện” được Thomas Browne sử dụng trong cuốn Pseudodoxim Epidemica. Như vậy, cha đẻ của ngành khoa học nghiên cứu về điện và từ tính chính là William Gilbert.


Call Now
Call Now