Những Phát Minh Vĩ Đại Trên Thế Giới: Cầu Treo, Dập Ghim, Nhôm

1. Cầu treo đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở đâu?

Hơn 150 năm trước, William Hamilton Merritt là người đầu tiên có ý tưởng xây một cây cầu bắc qua sông Niagara. Ông đã lập kế hoạch và xây dựng kênh để tàu thuyền không phải đi qua thác nước Niagara.

Năm 1846, chính quyền tỉnh Thượng Canada (nay là Ontario) và bang New York đã cho phép thành lập hai công ty có khả năng xây dựng một cây cầu gần hoặc tại khu vực thác nước. Hai công ty này là Công ty Cầu treo Thác nước Niagara của Canada và Công ty Cầu Quốc tế của New York. Cả hai Công ty sẽ cùng tham gia xây dựng đồng sở hữu cây cầu. Mùa thu năm 1847, Charles Ellet Jr. được thuê thiết kế và được chỉ đạo xây dựng một cây cầu treo bắc qua sông Niagara tại địa điểm do hai công ty nói trên lựa chọn.

Cầu treo là một giải pháp tiết kiệm khi phải xây dựng các nhịp cầu dài bắc qua những dòng chảy lớn. Trong nửa cuối thế kỉ 19 và nửa đầu thế kỉ 20, các kĩ sư của Anh, Pháp, Mĩ và các nước khác trên thế giới đã phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khi thiết kế cầu treo như sức chịu tải và khả năng chống chọi với mưa, gió, bão, tuyết của chúng.

2. Chiếc dập ghim đầu tiên do ai phát minh?

Chiếc dập ghim đầu tiên được ghi lại trong lịch sử có niên đại từ thế kỉ 18. Đó là những cái chốt giấy làm bằng tay được chế tạo cho Vua Louis XIV của Pháp trong những năm 1700. Việc sử dụng giấy tăng lên trong thế kỉ 19 đã dẫn đến nhu cầu về một thiết bị hiệu quả để giữ chặt các tờ giấy. Chiếc dập ghim hiện đại đầu tiên do Samuel Slocum phát minh và được cấp bằng sáng chế vào ngày 30 tháng 9 năm 1841 tại Mĩ. Thiết bị này ấn các đinh ghim vào xốp giấy để giữ chặt các tờ giấy với nhau. Năm 1879, George McGill được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị chèn ghim kim loại vào giấy và đóng gập phần đầu của chúng lại. Nó được gọi là McGill Single-Stroke Staple Press và là loại dập ghim đầu tiên thành Công về mặt thương mại.

3. Nhôm đã ra đời như thế nào?

Muối nhôm đã được người Hi Lạp và La Mã cổ đại sử dụng để làm se miệng vết thương và làm đông đặc thuốc nhuộm. Năm 1961, Louis-Bernard Guyton đề xuất rằng phèn (glum) nên được gọi là oxit nhôm aluming). Ngay từ năm 1787, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng trong phèn tồn tại tại một kim loại chưa được biết đến, nhưng họ không tìm ra bất cứ phương pháp nào để chiết tách nó. Năm 1808, Humphry Davy đã công nhận sự tồn tại của một kim loại trong phèn, ông gọi nó là nhôm.

Nhà hóa học người Đan Mạch Hans Christian Orsted là người đầu tiên tạo ra được một lượng nhôm nhỏ. Hai năm sau đó, nhà hóa học người Đức Friedrich Wohler đã phát triển một phương pháp để thu được kim loại này. Năm 1845, ông tạo ra một lượng nhôm đủ lớn để có thể xác định được các đặc tính cơ bản của nó. Phương pháp của Wohler đã được nhà hóa học người Pháp Henri Étienne Sainte-Claire Deville cải tiến vào năm 1854, Quy trình của Deville làm cho nhôm có thể được sản xuất trên quy mô thương mại.


Call Now
Call Now