Những Phát Minh Vĩ Đại Của Nhân Loại: La Bàn, Kiệu, Nến

1. Sự ra đời của la bàn

Chiếc la bàn đầu tiên được phát minh ở Trung Quốc và trông không giống những chiếc la bàn mà chúng ta sử dụng ngày nay. Một khoáng vật có tên gọi là đá nam châm với thành phần chủ yếu là sắt được phát hiện là luôn xoay theo chiều bắc - nam dù đặt nó ở bất kì vị trí nào. Ban đầu, những viên đá nam châm này được các thầy bói Sử dụng.

Chiếc la bàn đầu tiên có kim hình chiếc thìa và được làm bằng đá nam châm. Phần đế là bàn làm bằng đồng có khắc những chòm sao khác nhau. Sau đó, người ta biết rằng đá nam châm luôn tự xoay về hướng hai cực từ của Trái Đất vì vậy la bàn được sử dụng để xác định hướng.

Chiếc kim được từ hóa mà chúng ta thấy trong các la bàn ngày nay mãi đến thế kỉ 8 mới xuất hiện. Nó có thể được đặt trên mặt nước để tạo thành một chiếc la bàn ướt hoặc trên một cái chốt để tạo thành một chiếc la bàn khô. Nó thậm chí còn có thể được treo lên một sợi chỉ.

La bàn khiến cho mọi người có thể đi lại dễ dàng hot thủy thủ Trung Quốc đã đi được đến tận Trung Đông Á hề lạc đường. Ngày nay, la bàn đã trở nên phức tạp nó Người ta thậm chí còn tích hợp từ kế vào điện thoại thông minh để nó có thể hoạt động như một la bàn.

2. Kiệu thời xưa lần đầu tiên xuất hiện ở đâu

Kiệu là một phương tiện giao thông sử dụng sức người để di chuyển. Nó gồm khu vực để ngồi có mái che và thường được quây kín xung quanh, cùng với một hoặc hai tay đòn nằm ngang để khiêng. Khi khiêng kiệu, phu kiệu thường đặt tay đòn lên vai mình để di chuyển kiệu từ nơi này đến nơi khác. 

Kiệu lần đầu được nhắc tới trong sử thi tiếng Phạn Mahãbhãrata của Ấn Độ, có niên đại từ khoảng 250 năm TCN. Tuy nhiên, các phiên bản kiệu khác nhau đã tồn tại từ trước đó. Kinh Thánh có nhắc đến hòm Bia Giao Ước, chứa hai tấm thạch bị khắc Mười điều răn của Chúa, là một chiếc rương bằng gỗ có cấu trúc gần giống như kiệt.

3. Những nguyên liệu kì lạ được dùng để làm nến ở thời cổ đại?

Một trong những nơi sử dụng nến sớm nhất trên thế giới là ở Trung Quốc, dưới thời nhà Tần (220 - 200 TCN). Chúng ta biết được điều này khi nghiên cứu các giá cắm nến bằng kim loại. Người Trung Quốc xưa làm nến từ mỡ cá voi. Ở Ấn Độ, sáp nến được làm bằng cách đun sôi cây quế. Các nguyên liệu khác để làm sáp là côn trùng, quả hạch và hạt.

Một nguồn nguyên liệu kì lạ để làm sáp trong thời cổ đại là có eulachon hay còn gọi là cá nến. Loại cá này có tỉ lệ mỡ trong cơ thể rất cao nên nó có thể được phơi khô và sử dụng làm nến.

Nến nhanh chóng trở nên phổ biến bởi nó là một phần thiết yếu của các nghi lễ tôn giáo. Vì nến cháy với tốc độ tương đối đều nên nó còn được dùng để chỉ thị thời gian.


Call Now
Call Now