1. Bom nguyên tử đã ra đời như thế nào?
Ngày 2 tháng 8 năm 1939, trước khi Thế chiến bắt đầu, một bức thư do nhà vật lí Leó Szilard soạn và có chữ kí của Albert Einstein đã được gửi đến cho tổng thống Mĩ lúc đó là Franklin D. Roosevelt. Nội dung bức thư đề cập đến việc Đức Quốc xã đang nỗ lực tinh lọc Uranium-235 và có thể sử dụng nó để chế tạo bom nguyên tử.
Ít lâu sau khi bức thư được gửi đến, chính phủ Mĩ đã khởi động một nghiên cứu quan trọng, được biết đến với tên gọi là “Dự án Manhattan”. Dự án này có nhiệm vụ nhanh chóng nghiên cứu các vật liệu để chế tạo bom nguyên tử có thể sử dụng được trên thực tế. Trụ sở của dự án đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, do Julius Robert Oppenheimer làm lãnh đạo. Tính đến nay, mới chỉ có hai quả bom nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh, đó là hai quả bom do Mĩ thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật trong Thế chiến II.
2. Mặt nạ bão tuyết trông như thế nào?
Mặt nạ bão tuyết là một tấm chắn hình nón làm bằng nhựa, được thiết kế để bảo vệ mặt người đeo khỏi sự khốc liệt của những cơn bão tuyết lạnh lẽo. Loại mặt nạ này ra đời ở Canada vào mùa đông năm 1939 và được xem là một trong những phát minh kì lạ nhất lịch sử. Có một điều chưa rõ là người đeo loại mặt nạ này sẽ thở như thế nào bởi chúng kín hoàn toàn. Ngoài ra, người ta cũng không biết ai đã phát minh ra nó.
3. Ai là người đã phát minh ra thang đo Richter?
Thang đo Richter được đề xuất bởi nhà nghiên cứu địa chấn người Mĩ, Charles Francis Richter vào năm 1935. Nó được sử dụng để đo cường độ các trận động đất. Richter nghĩ ra thang đo này bởi ông muốn có một cách đơn giản để diễn tả chính xác trận động đất nào lớn, trận động đất nào nhỏ, xét trên phương diện tính chất của chúng.
Trên thang đo Richter, cường độ được biểu thị bằng số nguyên và phần thập phân. Ví dụ, Cường độ 5,3 được ước tính cho một trận động đất vừa phải và cường độ 0,3 được dùng để đánh giá một trận động đất mạnh.