1. Đường ray đã ra đời như thế nào?
Những con đường mà ở mỗi bên có một thanh dọc (thanh ray) và hai thanh đặt song song nhau đã được sử dụng ở Đức từ những năm 1550 với tên gọi là “đường xe ngựa”. Chúng có các thanh ray bằng gỗ và điều này đã giúp cho xe ngựa hoặc xe bò di chuyển trên đó dễ dàng hơn nhiều so với khi di chuyển trên đường đất xốp. Chính những con “đường xe ngựa” này đã đặt nền móng cho đường ray hiện đại.
Năm 1776, các thanh ray gỗ và bánh xe gỗ được thay thế bằng thanh ray sắt và bánh xe sắt. “Đường xe ngựa” phát triển thành đường tàu điện và lan rộng khắp châu Âu. Tuy nhiên, ngựa vẫn tiếp tục được sử dụng sau đó. Năm 1789, một người Anh tên là William JessUp đã thiết kế ra loại xe ngựa với các bánh xe có gờ, giúp bánh xe bám chắc hơn vào các thanh ray khi xe di chuyển. Điều này về sau đã được áp dụng khi làm bánh xe cho tàu hỏa.
2. Ai là người đầu tiên phát minh ra ống tiêm?
Vào thế kỉ 9, bác sĩ phẫu thuật người Ai Cập Ammar ibn Ali al-Mawsili đã tạo ra một ống tiêm bằng cách sử dụng một ống thủy tinh rỗng để hút và loại bỏ cườm trong mắt bệnh nhân. Vào thời điểm đó, ống tiêm chỉ được sử dụng để loại bỏ các vật thể hoặc chất lưu khỏi cơ thể người chứ không dùng để tiêm. Sau này, ống tiêm được gắn thêm kim tiêm để tiêm dưới da. Chúng sẽ xuyên qua da và tiêm các chất vào mạch máu. Chúng cũng được sử dụng để rút các chất lỏng như máu ra khỏi cơ thể người.

Năm 1853, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Pháp Charles Gabriel Prayaz và bác sĩ người Scotland Alexander Wood đã độc lập phát triển loại ống tiêm y tế có kim tiêm xuyên qua da. Ban đầu, ruột ống tiêm được làm bằng kim loại, nhưng đến năm 1866, chúng được chuyển sang làm bằng thủy tinh nhưng kim tiêm vẫn làm bằng kim loại. Điều này giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy lượng thuốc còn trong ruột ống tiêm.
Đến cuối thế kỉ 19, ống tiêm dưới da đã được sử dụng rộng rãi. Vào thời điểm đó, kim tiêm được sát trùng và tái sử dụng nhiều lần. Đến năm 1956, nhà phát min người Úc Charles Rothauser đã tạo ra ống tiêm dưới da dùng một lần bằng nhựa đầu tiên trên thế giới tại nhà máy ở Adelaide Của ông.
3. Con quay hồi chuyển được sử dụng để làm gì?
Năm 1852, nhà vật lí người Pháp Léon Foucault đã phát sinh ra con quay hồi chuyển. Nó gồm có một bánh xe hay đĩa quay được đặt trong hai vành đai khớp vạn năng, hại vành đai này giúp nó có thể quay tự do theo mọi hướng. Thiết bị đầu tiên được biết đến tương tự như con quay hồi chuyển là “gương xoay” hay “gương Serson” được phát minh bởi John Serson vào năm 1743.
Foucault sử dụng con quay hồi chuyển để nghiên cứu sự quay của Trái Đất. Nó được dùng để duy trì hoặc đo đạc hướng của một vật cụ thể. Con quay hồi chuyển cũng được sử dụng để làm la bàn hồi chuyển trên tàu, máy bay, tàu vũ trụ và các phương tiện khác.