1. Ai là người đầu tiên trên thế giới chế tạo ra ô tô?
Gottlieb Daimler được công nhận là người đã phát minh ra nguyên mẫu của động cơ xăng hiện đại. Động cơ này là một xi-lanh hình trụ đứng, xăng được bơm vào trong đó qua bộ chế hòa khí. Phát minh của Daimler được cấp bằng sóng chế vào năm 1887.

Ban đầu, Daimler chế tạo một phương tiện hai bánh Sử dụng loại động cơ nói trên và gọi nó là “Petroleum Reitwagen” hay “Einspur”. Đây chính là chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới. Một năm sau, ông chế tạo chiếc ô tô bốn bánh đầu tiên. Tiếp đó, ông chế tạo động cơ bốn thì cải tiến, bao gồm những cái van hình cây nấm và hai xi-lanh hợp thành hình chữ V nghiêng.
2. Đồng hồ đo sáng do ai phát minh?
Đồng hồ đo sáng là một thiết bị dùng để đo lượng ánh sáng. Trong nhiếp ảnh, đồng hồ đo sáng thường được sử dụng để xác định độ phơi sáng thích hợp cho ảnh. Thông thường, đồng hồ đo sáng sẽ có mạch điện tử kĩ thuật số hoặc hoặc mạch điện tử tương tự, cho phép người chụp ảnh xác định tốc độ màn trập và khẩu độ để có độ phơi sáng tối ưu, trong điều kiện ánh sáng và tốc độ phim đang có.
Những chiếc đồng hồ đo sáng đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỉ 19. Chúng không thực sự chính xác bởi phụ thuộc vào độ nhạy sáng của mắt người đo và sự giải thích chủ quan của họ. Năm 1890, Alfred Watkins đã được cấp bằng sáng chế cho một chiếc đồng hồ đo sáng có tên gọi là “Đồng hồ đo ong Watkins” (Maskins Bee Meter). Đây là đồng hồ đo sáng đầu tiên có thể xác định cường độ ánh sáng trong đối và cho ra giá trị số cụ thể.
3. Công tơ điện đã ra đời như thế nào?
Công tơ điện hay đồng hồ đo điện là thiết bị đo lường điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình, một doanh nghiệp hay một thiết bị chạy bằng điện, với đơn vị phổ biến nhất là kWh. Năm 1872, Samuel Gardiner được cấp bằng sáng chế cho một đồng hồ đo điện. Thiết bị này đo điện năng dòng điện một chiều, sử dụng nam châm điện để khởi động và dừng cơ chế đo.
Nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị đo điện năng dòng điện xoay chiều được sản xuất dựa trên bằng sáng chế của kĩ sư điện người Hungary Ottó Titusz Bláthy và được đặt theo tên của ông. Nó được giới thiệu bởi Ganz Works tại Hội chợ Frankfurt vào mùa thu năm 1889 và được nhà máy này đưa ra trị trường vào cuối năm đó. Đồng hồ đo điện năng dòng điện xoay chiều mà chúng ta sử dụng ngày này hoạt động dựa trên nguyên lí giống như phát minh ban đầu của Bláthy.
Đồng hồ đo điện hoạt động bằng cách đo liên tục điện áp tức thời (vốn) và Cường độ dòng điện (ampe) để từ đó cho ra lượng điện năng tiêu thụ (tính bằng đơn vị jun, kWh...).