1. Ai là người phát minh ra điện tâm đồ?
Điện tâm đồ, hay thường gọi tắt là ECG, là đồ thị ghi lại những thay đổi của xung điện trong tim theo thời gian. Quá trình ghi điện tim được thực hiện với sự hỗ trợ của một máy ghi, các dây dẫn và một số điện cực. Các điện cực này đặt trên da ở thành ngực và các cổ tay, cổ chân. Căn cứ vào các thay đổi đặc trưng ghi trên biểu đồ, bác sĩ có thể phát hiện được các thay đổi của nhịp tim, triệu chứng loạn nhịp tim, cơ tim bị tổn thương (do thiếu máu, nhồi máu...), cơ tim phì đại, dòng điện dẫn truyền có trở ngại...

William Einthoven là người phát minh ra máy đo điện tim đầu tiên. Bắt đầu từ năm 1901, Eindhoven đã chế tạo một loạt các nguyên mẫu của một điện kế dây (string galvanometer). Dụng cụ này sử dụng một sợi dây kim loại dẫn điện rất nhỏ chạy giữa các nam châm điện cực mạnh. Khi dòng điện truyền qua sợi dây, trường điện từ sẽ làm cho sợi dây rung động. Một nguồn sáng chiếu vào sợi dây sẽ hắt bóng (sợi dây) lên một cuộn giấy (chụp) ảnh chuyển động, tạo thành một đường cong liên tục. Đường cong này thể hiện sự thay đổi của dòng điện trong tim.
Năm 1905, tín hiệu điện tim đã lần đầu tiên được ghi lại từ một người đàn ông khỏe mạnh. Năm 1924, Einthoven được trao giải thưởng Nobel Sinh lí học và Y khoa vì đã phát minh ra hệ thống điện tâm đồ thực tế đầu tiên được sử dụng trong chẩn đoán y khoa.
2. Kem que đầu tiên đã ra đời như thế nào?
Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson đã làm ra chiếc kem que đầu tiên. Cậu đã để cốc soda vị hoa quả trong đó có cắm một chiếc que khuấy bằng gỗ ngay trên ban công. Vì để qua đêm và ngoài trời rất lạnh nên cốc Soda đã đóng băng. Đó chính là cách mà chiếc kem que đầu tiên ra đời.
Frank gọi sáng tạo của mình là “Epsicle”. Nhiều năm sau, vào năm 1923, Frank Epperson đã xin cấp bằng sáng chế cho phát minh đó và nó được các con ông đặt lại tên là “popsicle”. Năm 1925, Epperson đã bán phát minh này cho công ty Joe Lowe ở New York. Thời đó, que kem được làm từ gỗ bulô.
3. Quá trình phát minh ra máy photocopy đầu tiên?
Năm 1938, quy trình photocopy đã được phát minh bởi nhà vật lí người Mĩ Chester Carlson. Ông vốn là một luật sự chuyên về mảng sở hữu trí tuệ, nhưng đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu bán thời gian và làm việc với các phát minh của mình. Ông sáng tạo ra quy trình photocopy dựa trên năng lượng tĩnh điện.
Carlson tiến hành các thí nghiệm về photocopy tại căn bếp của mình. Ông tạo ra bản photocopy đầu tiên bằng cách sử dụng một chiếc đĩg kẽm phủ lưu huỳnh. Ông viết “10-22-38 Astoria” lên một tấm kính kích thước rộng 75mm, dài 26mm, dày 1mm và đặt nó lên lưu huỳnh, dưới ánh sáng. Khi di chuyển tấm kinh, ông nhận thấy nó để lại ảnh ngược của những kí tự ông đã viết.
Carlson cải tiến phát minh của mình và bán nó cho Joseph C. Wilson, ông chủ của tập đoàn Xerox, vào năm 1946. Sau đó, máy photocopy Xerox trở nên rất phổ biến và “xerox” trở thành tên thường gọi của loại máy này.