1. Nha khoa thời cổ đại
Các bằng chứng cho thấy việc điều trị những vấn đề liên quan đến răng đã có từ 7.000 năm TCN tại nền văn minh thung lũng sông Ấn. Người ta sử dụng một chi khoan cung (bow drill) để chữa các bệnh về răng. Dụng cụ này còn được sử dụng và làm đồ gỗ.
Khoảng 5.000 năm TCN, người Sumer nghĩ rằng những con sâu đã gây ra các vấn đề về răng, khi chúng đọc những cái lỗ nhỏ trong răng của bạn rồi náu mình trong đó. Suy nghĩ cho rằng có sâu sống trong răng và khiến cho răng đau đớn tồn tại đến tận những năm 1700.

Thời Hi Lạp cổ đại, Hippocrates và Aristotle đã viết về việc điều trị những chiếc răng sâu và nhổ răng để người bệnh không bị đau đớn. Trong thời gian này, người ta sử dụng một cái kẹp để nhổ răng.
Thế kỉ 18 chứng kiến một cuộc cách mạng trong nha khoa. Năm 1770, những chiếc răng giả đầu tiên làm bằng sứ ra đời. Ghế nha khoa được phát minh vào năm 1790 bởi Josiah Flagg. Trong suốt nhiều thế kỉ, những bệnh nhân giàu có đã dùng vàng để trám răng và coi đó là biểu tượng của sự giàu có. Chất trám răng Amalgam được sử dụng lần đầu ở châu Âu vào khoảng năm 182O.
2. Quần dài đã xuất hiện từ thời cổ đại?
Hai nhà khảo cổ học Ulrike Beck và Mayke Wagner đã khai quật hai ngôi mộ cổ tại một nghĩa trang ở Tân Cương, Trung Quốc, và trong số các di vật, họ đã phát hiện ra hai chiếc quần dài bằng len được bảo quản khá tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai chiếc quần dài này có niên đại trong khoảng thế kỉ 13 đến thế kỉ 10 TCN và như vậy chúng là những chiếc quần dài cổ xưa nhất từng được phát hiện trên thế giới.
Trong giai đoạn lịch sử này, lối sống du mục rất phổ biến ở khu vực Trung Á. Những người du mục ngồi trên lưng ngựa để chăn dắt bầy vật nuôi của họ từ nơi này đến nơi khác. Vì họ phải cưỡi ngựa trên quãng đường dài và gập ghềnh nên các loại áo thụng, áo choàng dài không còn là trang phục phù hợp nữa. Chúng cũng gây bất tiện khi chiến đấu. Vì lí do đó, những người cổ đại này đã cải tiến trang phục của họ và sáng tạo ra quần dài.
3. Con đường lát mặt cổ xưa nhất thế giới ở đâu?
Con đường lát mặt cổ xưa nhất thế giới được cho là do Pharaoh Cheops Xây dựng Ai Cập từ 2.500 năm TCN. Con đường này dài khoảng 914m, rộng khoảng 18m và dẫn tới Đại Kim tự tháp. Bởi vì nó chỉ phục vụ cho một mục đích như vậy và chưa bao giờ được dùng để đi lại nên nó không thực sự là một con đường đúng nghĩa giống như những tuyến đường thương mại, đường quốc lộ của Đế quốc Achaemenid và đường lát mặt của Đế quốc La Mã sau này.
Cho đến cuối thế kỉ 19, việc xây dựng đường hầu như chỉ dựa vào đá, sỏi và cát. – nước được sử dụng làm chất kết dính các vật liệu trên