1. Ai là người đã phát minh ra ngôn ngữ nhân tạo?
Người ta cho rằng ngôn ngữ nhân tạo đầu tiên được phát triển bởi bác sĩ nha khoa người Ba Lan Ludwik Leizer Zamenhof. Ông cho rằng nếu mọi người nói cùng một ngôn ngữ thì sẽ có ít sự hiểu nhầm hơn. Trong khi phát triển ngôn ngữ của mình, Zamenhof không dùng các ngôn ngữ phổ biến ở châu Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga mà dùng tiếng La-tinh để làm cơ sở. Ngôn ngữ mới này sử dụng bảng chữ cái gồm 28 chữ cái, sau hậu tố động từ không có dạng bất quy tắc và các quy tắc ngữ pháp đơn giản. Nó được gọi là “Lingvo Internacia” và nhiều người cho rằng nó đơn giản hơn tiếng Tây Ban Nha.
Năm 1878, Zamenhof mười chín tuổi. Từ thời điểm đó, ông bắt đầu phát triển một cây cầu nối các nền văn hóa và chín năm sau, ông xuất bản cuốn sách dạy ngôn ngữ đầu tiên dưới bút danh “Esperanto”. Trong ngôn ngữ Lingvo Internacia, “esperanto” có nghĩa là “người đang hi vọng”. Từ đó, ngôn ngữ do Zamenhof sáng tạo thường được gọi là Esperanto hay Quốc tế ngữ. Đến thời điểm hiện tại có hàng nghìn người nói Quốc tế ngữ như tiếng mẹ đẻ và hàng trăm nghìn người nói Quốc tế ngữ như ngôn ngữ thứ 2.
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ nhân tạo như Basic English, Glosa, Eurolengo... Tuy nhiên, chỉ có một vài ngôn ngữ trong số đó thật sự thành công.
2. Tĩnh điện kế đã ra đời như thế nào?
Tĩnh điện kế được sử dụng để đo điện tích hoặc hiệu điện thế. Có nhiều loại tĩnh điện kế khác nhau, từ các dụng cụ cơ khí làm bằng tay trong lịch sử đến các thiết bị điện tử hiện đại có độ chính xác cao. Tĩnh điện kế góc phần tư (quadrant electrometer) được phát triển bởi William Thomson – nam tước Kelvin - vào những năm 1860. Những phiên bản sớm nhất của loại tĩnh điện kế này được đặt trong một cái “lồng chim” hoặc một cái hộp. Cái tên “tĩnh điện kế lồng chim” được đặt theo tên của lồng Faraday bao bên ngoài nó. Lồng này có tác dụng bảo vệ thiết bị khỏi các điện tích tĩnh điện tản mát. Trong một số trường hợp, tĩnh điện kế góc phần tư được đặt trong một bình thủy tinh hình chuông hoặc một hộp gỗ có mặt trước làm bằng thủy tinh.
3. Màu tím hoa cà xuất hiện từ khi nào?
Năm 1856, cậu thanh niên 18 tuổi William Perkin đã tiến hành các thí nghiệm với mục đích chế tạo chất kí ninh để chữa bệnh sốt rét. Trong quá trình đó, cậu đã vô tình tạo ra một chất màu tím sáng và được cấp bằng sáng chế cho quy trình tạo ra chất này. Cậu đã thuyết phục cho mình đầu tư tiền tiết kiệm của gia đình vào một nhà máy thuốc nhuộm ở Greenford, Tây London.

Trong cùng khoảng thời gian đó, một số nhà hóa học người Pháp cũng tạo ra được màu tím hoa cà, nhưng họ ở Sử dụng quy trình khác. Perkin rất may mắn khi hoàng hậu Eugenie, vợ vua Napoleon III, đồng thời là một biểu tượng thời trang thời bấy giờ, rất thích màu tím hoa cà bởi bà cho rằng nó hợp với màu mắt của bà. Vì vậy, bà thường mặc những chiếc váy lụa màu tím hoa cà. Nhờ đó, trong vòng 5 năm, Perkin đã kiếm được một khoản tiền lớn và màu tím hoa cà trở thành màu thời trang nhất trong thời Victoria ở Anh. Phát hiện của Perkin đã dẫn đến một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thuốc nhuộm.