1. Ai là cha đẻ của máy bay trực thăng?
Từ “helicopter” (tiếng Anh) bắt nguồn từ từ “helicoptere” (tiếng Pháp) được đặt ra bởi Gustave Ponton d'Amécourt vào năm 1861. Nó có nguồn gốc từ hai từ trong tiếng Hi Lạp, là “helix”, có nghĩa là “đường xoắn ốc”, và “pterọn”, có nghĩa là “cánh”. Chiếc máy bay trực thăng có người lái đầu tiên được phát minh bởi Paul Come vào năm 1907. Tuy nhiên, thiết kế này không thành công. Nhà phát minh người Pháp Etienne Oehmichen đã chế tạo một chiếc máy bay trực thăng và bay được quãng đường 1 km vào năm 1924. Mặc dù không phát minh ra chiếc máy bay trực thăng đầu tiên nhưng lgor Sikorsky thường được xem là “cha đẻ của máy bay trực thăng”, bởi thiết kế máy bay trực thăng Của ông đã trở thành cơ sở cho nhiều thiết kế sau này.
Máy bay trực thăng của Sikorsky có các cần điều khiển để bay tiến, lùi, sang trái, sang phải cũng như lên, xuống. Năm 1942, công ty của ông đã sản xuất hàng loạt máy bay Sikorsky R-4, khiến nó trở thành loại máy bay trực thăng được sản xuất hàng loạt với quy mô lớn đầu tiên trên thế giới.
Năm 1944, nhà phát minh người Mĩ Stanley Hiller Jr. đã chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên có cánh quạt làm bằng kim loại và rất cứng. Nó có thể bay với tốc độ nhanh hơn những máy bay trực thăng trước đó rất nhiều. Stanley Hiller đã lái máy bay trực thăng “Hiller Model 360” do ông thiết kế để bay qua nước Mĩ vào năm 1949. Năm 1946, Arthur M. Young đã thiết kế máy bay trực thăng “Bell Model 47" - máy bay trực thăng đầu tiên có vòm kính che buồng lái.
2. Câu chuyện về sư ra đời của khóa dán?
Một ngày năm 1941, kĩ sư điện người Thụy Sĩ George de Mestral cùng chú chó của mình đi dạo trong rừng. Sau khi trở về nhà, ông thấy có nhiều hạt ngưu bàng mắc vào quần áo của mình và lông chú chó. Ông cảm thấy rằng việc này có thể giúp ông tạo ra một món đồ hữu ích. Ông nghiên cứu kĩ hạt ngưu bàng và phát hiện ra chúng được bao quanh bởi những cái móc rất nhỏ hình lưỡi câu, giúp chúng bám chặt vào quần áo và lông thú khi bị cọ nhẹ. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, ông đã tạo ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là “khóc dán”. Khóa dán của Mestral gồm hai dải bằng sợi tổng hợp, một dải có những cái móc nhỏ hình lưỡi câu (hoop) và dải còn lại có những cái móc nhỏ hình tròn (loop). Khi ép nhẹ hai dải, chúng sẽ dính chặt vào nhau nhưng cũng dễ dàng tách ra.
Ban đầu, mọi người không mấy coi trọng ý tưởng của Mestral, tuy nhiên ông vân kiên trì hoàn thiện công nghệ làm khóa dán để có thể khai thác thương mại. Năm 1955, Mestral được cấp bằng sáng chế cho phát minh này và đến năm 1960 thì việc sử dụng khóa dán trở nên phổ biến.
3. Aqua-Lung ra đời khi nào?
Aqua-Lung là thiết bị thở dưới nước độc lập (scuba) đầu tiên trên thế giới. Loại thiết bị này hiện nay thường được nhắc đến như là một bộ điều chỉnh lặn (diving regulator) hay van nhu cầu (demand valve). Aqua-Long được phát minh tại Paris vào mùa đông năm 1942 - 1943 bởi hai người Pháp là kĩ sư Emile Gagnan và trung Úy Hải quân Jacques Cousteau. Thiết bị này giúp Cousteau và Gagnan quay phim cũng như thám hiểm dưới nước dễ dàng hơn.
Kể từ khi được phát minh, một số nhà sản xuất đã phát triển các thiết kế khác nhau cho Aqua-Lung. Thông thường nó gồm có một hoặc một số bình lặn (diving cylinder) và một bộ điều chỉnh lặn cung cấp khí thở cho thợ lặn qua một van nho cầu. Điều này giúp thợ lặn có thể thở dễ dàng dưới nước.