1. Sự ra đời của kính râm cho chó
Năm 1997, trong một chiều nắng, khi đang dắt chú chó của mình đi dạo, Roni Di Lullo chợt nhận ra chú chó nheo mắt vì nắng. Ngay tức khắc, cô đã đeo cặp kính râm của mình vào đầu chú chó, tạo nên cặp kính râm đầu tiên cho chó.
Mọi người bắt đầu chú ý đến chú chó của cô và hỏi mua kính cho chú chó của mình. Roni sau đó lập ra một trang web bán kính râm cho chó và việc kinh doanh của cô trở nên hết sức thành công. Do không thể đáp ứng được hết các đơn hàng, Cô đã liên hệ với các nhà sản xuất kính mắt. Sau khi nghiên cứu, sản phẩm kì lạ này cuối cùng đã có mặt trong các cửa hàng và được rất nhiều người mua.
2. Màng bọc thực phẩm ăn được đã ra đời như thế nào?
Giáo sư David Edwards của Đại học Harvard đã tìm ra cách để giảm lượng tiêu thụ và sự lãng phí nhựa. Ông là chủ nhiệm đề tài của một nhóm nghiên cứu người Pháp đang phát triển các loại màng bọc thực phẩm có thể ăn được dùng cho cả thực phẩm dạng rắn và dạng lỏng. Loại màng bọc thực phẩm bằng nhựa ăn được này có thành phần gồm canxi và tảo. Các phần tử thực phẩm cũng được trộn trong lớp màng bọc để màng bọc có hương vị như thực phẩm bên trong. Sản phẩm sữa chua và kem có màng bọc ăn được đã ra mắt lần đầu tiên ở châu Âu và Hoa Ki vào mùa thu năm 2013 dưới tên thương hiệu “Goyum”.
3. Nhắn tin tức thời đã có vào thời nào?
Nhắn tin tức thời (IM) mới chỉ bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhưng hình thức này thì đã có từ giữa thập niên 1960. Hệ điều hành nhiều người dùng CTSS Compatible Time - Sharing System), được xây dựng bởi Trung tâm máy tính của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1961, cho phép 30 người dùng đăng nhập cùng lúc và gửi tin nhắn cho nhau.
Đến năm 1965, hệ điều hành này đã có hàng trăm người dùng từ MIT và các trường đại học khác ở New England. Trong những năm 1970, các nhà lập trình đã tạo ra giao thức ngang hàng (peer-to-peer protocol) để những người dùng cùng một mạng máy tính có thể nhắn tin cho nhau.