Những ưu điểm của Hệ Thống Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Hoa Tươi Chạy Online mà XEP Software phát triển:
- Được viết theo đúng yêu cầu và tình hình thực tế của khách hàng
- Dữ liệu sẽ chạy server riêng của khách hàng
- Hệ thống sẽ sử dụng vĩnh viễn
- Có thể nâng cấp dựa theo nhu cầu phát sinh thực tế trong quá trình sử dụng
- Chi phí chỉ từ 22,000,000 VNĐ
Bạn kinh doanh điện hoa và muốn mở rộng thị trường toàn quốc, bạn có đối tác khắp nơi nhưng chưa có một công cụ quản lý hiệu quả. Hệ thống quản lý cửa hàng bán hoa sẽ giải quyết đươc vấn đề của bạn.
Phần mềm quản lý được cửa hàng của chính bạn và cửa hàng của đối tác nhận làm hoa cho bạn. Như vậy bạn có thể nhận rất nhiều đơn hàng mà vẫn đảm bảo giao hàng đúng hạn bằng hệ thống quản lý nguồn khách hàng đối tác, lợi nhuận theo phần trăm giữa giá cửa hàng đối tác nhận làm và giá thực của một bóa hoa
1. Danh mục
1.1 Danh mục người dùng
Danh mục người dùng dùng để quản lý các thông tin cơ bản của người dùng như: họ tên, số điện thoại, tên đăng nhập, mật khẩu và quyền của người dùng.
Ở đây admin có thể tìm kiếm người dùng cụ thể hoặc thêm người dùng mới. Với mỗi phân quyền khác nhau sẽ có các quyền hành khác nhau, như Admin được quản lý tất cả còn Nhân viên văn phòng sẽ được: quản lý loại sản phẩm, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, đơn hàng đối tác, quản lý hóa đơn, quản lý thu hộ.
1.2 Công nợ
Đây là nơi quản lý công nợ mà các cửa hàng còn nợ hoặc đã trả.
Admin có thể tìm kiếm theo phạm vi ngày, hệ thống sẽ hiển thị danh sách những công nợ của các cửa hàng nằm trong phạm vi ngày đó.
1.3 Doanh số tổng công ty
Mục này sẽ hiển thị thông tin của tất cả những đơn hàng của công ty như: mã đơn hàng, ngày thu hộ, tiền thu hộ.
Ở đây cũng cho phép admin tìm kiếm các đơn hàng theo phạm vi ngày.
1.4 Doanh số cửa hàng
Phần này giúp admin quản lý doanh số của các cửa hàng qua các thông tin như: cửa hàng, tổng tiền thu hộ.
Admin cũng có thể tìm kiếm doanh số của các cửa hàng từ ngày nào đến ngày nào thông qua việc nhập vào phạm vi ngày thu hộ.
1.5 Doanh số nhân viên
Ở mục này sẽ hiển thị doanh số của các nhân viên với các thông tin cơ bản như: họ tên nhân viên, doanh số của nhân viên đó.
Biết được doanh số của từng nhân viên có thể giúp admin dễ dàng hơn trong việc khuyến khích, khen thưởng. Và tương tự các danh mục phía trên, Admin vẫn có thể tìm kiếm doanh số của nhân viên theo phạm vi ngày.
1.6 Doanh số nhân viên làm hoa
Mục này sẽ chỉ hiển thị doanh số của các nhân viên làm hoa thông qua các thông tin cơ bản như: họ tên, thuộc cửa hàng, doanh số.
Việc chỉ hiển thị doanh số của nhân viên làm hoa giúp admin dễ thống kê doanh số theo từng bộ phận.
Và ở đây cũng hỗ trợ admin tìm kiếm doanh số của nhân viên làm hoa theo phạm vi ngày.
1.7 Doanh số nhân viên giao hoa
Tương tự như mục 1.6, nhưng mục này hiển thị doanh số của các nhân viên giao hoa với thông tin tương tự: họ tên, thuộc cửa hàng, doanh số (km).
Admin có thể tìm kiếm doanh số của nhân viên giao hoa từ ngày nào đến ngày nào thông qua việc nhập vào phạm vi ngày.
Vì là nhân viên giao hoa nên doanh số sẽ được tính theo đơn vị km, là tổng quãng đường mà nhân viên đã giao hoa, đi quãng đường càng xa thì doanh số càng tăng.
2. Chi & thu cửa hàng
2.1 Chi cửa hàng
Trong mục chi cửa hàng sẽ hiển thị những thông tin cơ bản như: mã chi, tên chi, ngày, số tiền, cửa hàng, ghi chú.
Ở đây sẽ giúp admin quản lý thông tin về cửa hàng đó chi số tiền bao nhiêu vào ngày nào và nhằm mục đích gì.
Admin có thể thêm một chi cửa hàng mới hoặc tìm kiếm một thông tin cụ thể thông qua mã chi, tên chi.
2.2 Thu cửa hàng
Mục thu cửa hàng sẽ hiển thị những thông tin thu của các cửa hàng như: mã thu, tên thu, ngày thu, số tiền, cửa hàng, ghi chú.
Mục này giúp admin quản lý được các thông tin về thu được bao nhiêu của cửa hàng nào.
3. Cửa hàng mình
Ở danh mục này hiển thị danh sách thông tin của các cửa hàng thuộc bên admin thông qua: tên cửa hàng, số điện thoại, địa chỉ, loại cửa hàng, tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin người đại diện.
Giúp admin dễ dàng quản lý được thông tin của các cửa hàng bên mình khi cần thiết. Chức năng còn hỗ trợ admin sửa hoặc xóa thông tin của cửa hàng
Đồng thời admin có thể thêm một cửa hàng mới bên mình hoặc tìm kiếm một cửa hàng cụ thể với tên cửa hàng và số điện thoại cửa hàng đó.
4. Cửa hàng đối tác
Tương tự như mục cửa hàng mình, ở cửa hàng đối tác cũng hiển thị danh sách thông tin của các cửa hàng nhưng thuộc bên đối tác: tên cửa hàng, số điện thoại, địa chỉ, loại cửa hàng, tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin người đại diện.
Phần này hỗ trợ admin có thể quản lý được thông tin của các cửa hàng bên đối tác, sửa hoặc xóa các thông tin đó khi cần thiết. Và Admin có thể thêm một cửa hàng đối tác mới hoặc tìm kiếm cửa hàng đối tác theo tên cửa hàng hoặc số điện thoại.
5. Quản lý loại sản phẩm
Mục này giúp admin quản lý các loại sản phẩm thông qua các thông tin: mã loại sản phẩm, tên loại sản phẩm, ghi chú.
Ví dụ như có nhiều hoa dùng để tặng sinh nhật, khai trương hoặc chia buồn thì ở đây sẽ hiển thị thông tin của loại dùng trong sinh nhật, khai trương hoặc dùng để chia buồn.
Admin có thể thêm mới, sửa, xóa hoặc tìm kiếm các loại sản phẩm đó.
6. Quản lý sản phẩm
Trong quản lý sản phẩm sẽ hiển thị các thông tin như: hình ảnh, mã sản phẩm, tên sản phẩm, đơn giá, loại sản phẩm, ghi chú.
Ở đây giúp admin quản lý các thông tin của sản phẩm từ mã, tên, giá cho tới thuộc loại sản phẩm nào. Để admin có thể kiểm tra và nắm được các sản phẩm bên cửa hàng mình.
Và tương tự như các mục ở trên, admin có thể thêm mới, sửa, xóa hoặc tìm kiếm một sản phẩm cụ thể thông qua tên sản phẩm và mã sản phẩm.
7. Quản lý đơn hàng
Mục này sẽ hiển thị danh sách thông tin của các đơn hàng như: mã đơn hàng, account lập, hình thức thanh toán, cửa hàng nhận làm, ngày lập, ngày giao, giá nhận làm, yêu cầu thu hộ, giá thu hộ, tên khách, SDT, địa chỉ, tình trạng đơn hàng, tình trạng thanh toán và chi tiết đơn hàng.
Admin có thể quản lý được thông tin các đơn hàng của cửa hàng mình qua các thao tác thêm, sửa, xóa hoặc tìm kiếm một đơn hàng cụ thể.
Đồng thời admin cũng có thể xem chi tiết đơn hàng dó để nắm được thông tin cụ thể hơn.
8. Đơn hàng đối tác
Phần này sẽ giúp admin biết được các thông tin của đơn hàng đối tác: mã đơn hàng, cửa hàng nhận làm, ngày gửi, ngày giao, giá nhận làm, giá thu hộ, tên khách, số điện thoại, địa chỉ, tình trạng đơn hàng, chi tiết sản phẩm.
Ở đây admin quản lý đơn hàng đối tác thông qua việc chỉnh sửa đơn hàng và tìm kiếm đơn hàng cụ thể khi cần thiết. Admin không thể tạo hoặc xóa đơn hàng vì đây là đơn hàng bên cửa hàng của đối tác.
9. Quản lý chi
Trong mục này sẽ quản lý phần chi của cửa hàng với các thông tin: mã chi, tên chi, ngày, số tiền, người chi, loại chi, chi để trả cửa hàng (nếu có), ghi chú.
Giúp admin biết được cửa hàng đã chi những khoản nào, vào ngày nào và người chịu trách nhiệm là ai. Đồng thời admin có thể sửa, xóa hoặc thêm một khoản chi mới, và tìm kiếm khoản chi cụ thể nếu cần.
10. Quản lý thu
Tương tự như mục trên, nhưng ở đây giúp admin quản lý phần thu của cửa hàng thông qua các thông tin cơ bản: mã thu, tên thu, ngày, số tiền, người thu, loại thu, cửa hàng, ghi chú.
Khi cửa hàng có một khoản thu mới, admin có thể thêm một khoản thu. Hoặc khi khoản thu có sửa đổi thì admin có thể chỉnh sửa hoặc xóa khoản thu đó. Admin cũng có thể tìm kiếm một khoản thu cụ thể khi cần thiết, các chức năng tương tự nhau giúp admin dễ dàng thao tác để quản lý.
11. Quản lý hóa đơn
Trong phần này giúp admin quản lý các hóa đơn của cửa hàng qua các thông tin như: số hóa đơn, ngày lập, mã số thuế, ghi chú, xem hình, xem chi tiết hóa đơn.
Admin có thể thống kê được số hóa đơn được lập vào ngày nào và các thông tin cơ bản của nó. Admin chỉ có thể chỉnh sửa hoặc tìm kiếm một hóa đơn cụ thể mà không thể thêm mới hoặc xóa hóa đơn đó. Việc này nâng cao tính bảo mật vì không thể tùy tiện thêm một hóa đơn khống hoặc xóa một hóa đơn với mục đích cá nhân.
12. Quản lý thu hộ
Như tên gọi, quản lý thu hộ giúp admin quản lý các thông tin về vấn đề thu hộ như: mã đơn hàng, ngày lập, giá nhận làm, giá thu hộ, tình trạng thu hộ, account người thu hộ, ngày thu hộ, tiền thu thực tế, trạng thái chuyển tiền về tổng công ty.
Ở đây sẽ giúp admin biết được khoản thu hộ được lập vào ngày nào, do ai thu và thu bao nhiêu cùng các thông tin cụ thể khác của khoản thu hộ đó. Admin chỉ có thể tìm kiếm hoặc chỉnh sửa khoản thu hộ cụ thể nào đó, việc admin không thể xóa một khoản thu hộ hay thêm một khoản thu hộ mới giúp cho việc quản lý được tốt hơn, hạn chế được chuyện tạo hoặc xóa các khoản thu hộ vì mục đích không chính đáng.
13. Nhân viên cửa hàng
Danh mục này sẽ quản lý thông tin các nhân viên của cửa hàng như: mã nhân viên, tên nhân viên, số điện thoại, địa chỉ, thuộc cửa hàng nào, loại, tên đăng nhập, mật khẩu, ghi chú.
Và để dễ dàng cho việc quản lý thì admin có thể thêm một nhân viên mới, tìm kiếm, sửa hoặc xóa thông tin một nhân viên đã có. Việc quản lý nhân viên giúp admin có thể biết được nhân viên nào thuộc cửa hàng nào và có được thông tin của nhân viên đó khi cần thiết.