Con Người Và Những Phát Minh Vĩ Đại: Khử Trùng, Thước Đo Góc, Chất Gây Mê

1. Con người đã biết khử trùng từ khi nào?

Năm 1847, bác sĩ sản khoa người Hungary Ignaz Semmelweis Bệnh viện Đa khoa Vienna đã cố gắng tìm ra lí do tại sao tỉ lệ tử vong do sốt hậu sản của các sản phụ ở khu sản khoa do các nữ hộ sinh chăm sóc là 1/30 trong khi tỉ lệ này ở khu sản khoa da các sinh viên y khoa chăm sóc là 1/5. Sau đó, ông nhận ra rằng những sinh viên đó đã đến khu sản khoa sau khi thực hiện giải phẫu tử thi mà không vệ sinh tay. Điều này đã khiến cho những bệnh nhân họ chăm sóc bị nhiễm trùng. Semmelweis đã yêu cầu họ phải rửa sạch tay bằng dung dịch chứa clo trước khi đi vào chăm sóc cho bệnh nhân. Nhờ đó tỉ lệ sản phụ tử vong do sốt hậu sản đã giảm xuống đáng kể. Năm 1850, bác sĩ Lister bắt đầu Sử dụng axit carbolic để vệ sinh tay và các dụng cụ của ông. Nó nhanh chóng trở thành chất khử trùng đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật.

2. Thước đo góc đã ra đời như thế nào?

Thước đo góc là một công cụ toán học được sử dụng để vẽ và đo góc. Hiện chưa rõ ai là người đã phát minh ra công cụ này nhưng có lẽ nó đã được dụng ở châu Âu vào thế kỉ 13. Tại thời điểm đó, những người làm công cụ ở châu Âu đã tạo ra một thiết bị quan sát thiên văn được gọi là “torquetum” có một bộ phận là thước đo góc hình bán nguyệt.

Một dạng thước đo góc phức tạp hơn đã được thiết kế để đánh dấu vị trí của một con tàu trên hải đồ. Nó được phát minh bởi đại tá hải quân Mĩ Joseph Huddart vào năm 1801. Thiết bị này được gọi là “thước đo góc bo tay” (three-arm protractor), gồm có một mặt chia độ hình tròn nối với ba thanh kim loại. Thanh ở giữa cố định, còn hai thanh ở hai bên có thể xoay để tạo thành một góc bất kì với thanh ở giữa.

Một thiết bị tương tự khác được sử dụng bởi các nhà hàng hải là “thước đo góc đường đi” (course protractor). Nó là một công cụ hiệu quả để đo khoảng cách góc giữa cực từ Bắc và đường đi của con tàu được đánh dấu trên hải đồ.

3. Ai là người phát minh ra chất gây mê?

Trong thập niên 40 – 50 thế kỉ 19, có ba chất gây mê được tìm ra và sử dụng là ête, nitơ oxit và chloroform. Khả năng đưa con người vào trạng thái mất ý thức của nitơ oxit đã được công nhận bởi nhà hóa học người Anh Humphry. Davy từ những năm 1800, khi ông thử dùng nó và nhận ra rằng dưới tác dụng của chất này, ông hoàn toàn không cảm nhận thấy bất cứ sự đau đớn nào.

Đến năm 1845, nhà hóa học người Mĩ Charles Jackson đã tìm ra một chất gây mê mạnh hơn là ête. Khi sử dụng ête, con người sẽ mất cả ý thức và cảm giác. Ngày 16 tháng 10 năm 1846, tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, bác sĩ nha khoa William Morton đã giới thiệu tác dụng gây mê của ête với công chúng. Đến năm 1853, chloroform được đưa vào sử dụng.


Call Now
Call Now