1. Bộ nhớ flash đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào thời gian nào?
Năm 1984, tiến sĩ Fujio Masuoka đã phát minh ra thiết bị lưu trữ flash đầu tiên trong khi đang làm việc cho Toshiba. Bộ nhớ flash được phát triển từ EEPROM (Electrically Ergsgble Programmable Read-Only Memory). Hai loại bộ nhớ flash là NAND và NOR lần lượt được đặt theo tên của các cổng logic NAND và NOR. Cả hai loại đều được phát minh bởi tiến sĩ Masuoka. Ban đầu chúng được gọi là “EEPROM có thể xóa cùng một lúc”. Về sau chúng được gọi là bộ nhớ flash vì khả năng xóa một phần lớn bộ nhớ trong giây lát (flash). Bộ nhớ flash được sử dụng để lưu trữ chung và chuyển dữ liệu vào thẻ nhớ, ổ USB flash cùng các sản phẩm tương tự.
2. Tamagotchi đã ra đời như thế nào?
Tamagotchi là thiết bị nuôi thú ảo cầm tay được phát minh vào những năm 1990 bởi Akihiro Yokoi – một nhân viên của công ty Bandai. Tamagotchi có vỏ bọc hình quả trứng với giao diện gồm các nút bấm. Tên của sản phẩm này là sự pha trộn giữa từ tiếng Nhật “tamago”, nghĩa là “quả trứng” và phần đuôi từ tiếng Anh “watch”, nghĩa là “đồng hồ”. Câu chuyện đằng sau trò chơi này như sau: Tamagotchi là một sinh vật ngoài hành tinh được kí gửi vào một quả trứng trên Trái Đất để xem cuộc sống trên Trái Đất như thế nào và người chơi phải nuôi quả trứng thành một sinh vật trưởng thành. Trò chơi ban đầu được thiết kế cho các bé gái để chúng có được ý niệm về việc chăm sóc con cái.
3. Máy chiếu kĩ thuật do ai phát minh?
Máy chiếu kĩ thuật số đầu tiên được phát minh bởi Gene Dolgoff. Năm 1968, ông làm việc trong một dự án nhằm tạo ra một máy chiếu video cho hình ảnh sáng hơn các máy chiếu CRT (máy chiếu Sử dụng ống tia âm cực). Ý tưởng của ông là sử dụng một bộ lọc kiểu như “vạn ánh sáng” để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống. Một cái van như vậy sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn ánh sáng mạnh bên ngoài.
Sau khi tiến hành một số thí nghiệm, Dolgoff đã quyết định dùng màn hình tinh thể lỏng để điều chỉnh ánh sáng. Năm 1984, Dolgoff đã giới thiệu máy chiếu màn hình tinh thể lỏng hay máy chiếu LCD đầu tiên ra thế giới.