1. Ai là người đã sáng chế ra hóa trị liệu?
Hóa trị liệu được phát triển vào đầu thế kỉ 20. Trong thế chiến II, người ta phát hiện ra rằng những người phơi nhiễm khí mù tạt nitơ có số lượng bạch cầu giảm đáng kể. Điều các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem các khí mù tạt có thể được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của những tế bào đang phân chia nhanh chóng như tế bào ung thư hay không.
Trong những năm 1940, hai nhà dược học tiêu biểu của Đại học Yale là Alfred
Gilman và Louis Goodman đã nghiên cứu tác dụng trị liệu của các khí mù tạt trong việc điều trị ung thư hệ bạch huyết bằng cách tiến hành các thí nghiệm trên chuột. Họ nhận thấy rằng các khối u có thể được điều trị khi sử dụng khí mù tạt.
2. Slinky đã ra đời như thế nào?
Slinky là một đồ chơi có dạng lò xo, được kĩ sư cơ khí Richard James vô tình phát minh vào năm 1943. Khi đó, ông đang nghiên cứu chế tạo những chiếc lò xo để giữ ổn định các thiết bị trên tàu trong lúc tàu di chuyển. Sau khi vô tình gặp một số mẫu lò xo khỏi kệ, ông rất ngạc nhiên khi thấy chúng không rơi mà là duyên dáng “bước” xuống. Cùng với vợ mình là Betty, James đã phát triển kế hoạch biến phát minh của mình thành một món đồ chơi mới lạ và đặt tên cho nó là “slinky”.
Ông đã thiết kế một cỗ máy để cuộn một đoạn dây kim loại dài hơn 24m thành một lò xo xoắn ốc đường kính 5cm. Hai vợ chồng đã vay 500 đô la để sản xuất những chiếc slinky đầu tiên.
3. Câu chuyện về sự ra đời của Teflon?
Có thể bạn đã nhìn thấy nhãn dính “Teflon” trên những chiếc chảo chống dính của gia đình bạn. Teflon là tên thương mại của polytetrafluoroethylene hay PTFE – một loại fluoropolyme tổng hợp của tetrafluoroethylene, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, đặc biệt là để tráng trên nồi và chảo với mục đích chống dính.
PTFE vô tình được phát hiện bởi nhà hóa học người Mĩ Roy J. Plunkeff vào năm 1938 khi ông đang làm việc tại phòng thí nghiệm của hãng DuPont ở New Jersey, Mĩ. Khi ấy, Plunkett đang cố gắng tạo ra một chất làm lạnh chlorofluorocarbon mới. Ông mở van một bình nén chứa khí tetrofluoroetylen nhưng không thấy khí thoát ra mặc dù dựa theo trọng lượng của bình thì đáng ra bên trong vẫn phải còn khí. Tò mò về điều này, ông đã cưa đôi bình và thấy bên trong chai được phủ một lớp chất rắn màu trắng giống như sáp và rất trơn. Đó chính là PTFE.
PTFE được DuPont đưa ra thị trường vào năm 1945 với tên thương mại là Teflon. Nó có khối lượng phân tử lớn, bề mặt rất trơn, vì thế hầu như không có thứ gì có thể bám dính vào nó. Do đó, Teflon thường được dùng để làm lớp phủ cho chảo chống dính. Ngoài ra, nó còn được dùng vào nhiều mục đích khác như chế tạo xương nhân tạo, làm lớp cách điện, vỏ bình ắc-quy...
Từ khi DuPont đăng kí tên thương hiệu Teflon, nó đã trở thành một cái tên nổi tiếng đến mức gần như gi cũng biết và được công nhận trên toàn cầu về đặc tính siêu chống dính. Năm 1990, tổng thống Mi Geogre Herbert Walker Bush trao Huân chương Công nghệ Quốc gia cho DuPont vì vai trò của Công ty này trong việc phát triển và thường mại hóa các polime nhân tạo trong suốt hơn nửa thế kỉ.