1. Điện báo đã ra đời như thế nào?
Năm 1792, Claude Chappe đã phát minh ra hệ thống truyền tin semaphore. Đây là một hệ thống truyền tải thông tin bằng các tín hiệu thị giác, sử dụng các tháp cao với các phiến quay quanh trục (pivoting blades), các cánh quạt (paddles) hay các cửa chớp shutters) được bố trí theo các cách khác nhau để truyền đi các thông điệp khác nhau. Theo thời gian, tín hiệu thị giác đã được thay thế bởi tín hiệu điện. Năm 1809, một hệ thống điện báo thô sơ đã được phát minh bởi Samuel Sommerring ở Đức. Ông sử dụng 35 dây kim loại với các điện cực bằng vàng đặt trong nước, và ở đầu nhận tín hiệu cách đó 600m, thông điệp được giải mã dựa trên lượng khí thoát ra từ quá trình điện phân.
Năm 1830, một người Mĩ tên là Joseph Henry (1797-1878) đã tiếp tục xây dựng một hệ thống điện báo đơn giản khác. Ông chứng minh tiềm năng của nam châm điện trong việc liên lạc đường dài bằng cách truyền dẫn dòng điện qua một đoạn dây kim loại dài 1,6km để kích hoạt nam châm điện, khiến chuông reo. Tuy nhiên, phải đến khi có những đóng góp của Samuel Morse thì một hệ thống điện báo có hiệu quả trên thực tế và thành công về mặt thương mại mới được hình thành.
Năm 1835, Morse đã chứng minh được rằng tín hiệu có thể được truyền đi qua dây điện. Ông đã sử dụng các xung điện để làm chệch hướng một nam châm điện. Nam châm lại làm dịch chuyển một vật ghi để tạo thành các mã viết trên một băng giấy. Điều này đã dẫn đến việc phát minh ra mã Morse.
Trong năm tiếp theo, thiết bị nói trên được cải tiến để dập nổi các mã dưới dạng dấu chấm (dot) và dấu gạch ngang (dash) lên giấy. Năm 1838, hệ thống điện báo sử dụng mã Morse đã được giới thiệu lần đầu tiên tại New Jersey, Mĩ. Năm 1844, Morse đã gửi thông điệp điện báo đầu tiên từ Washington DC. tới Baltimore, Maryland.
2. Vắc-Xin mùa đậu do ai phát minh?
Năm 1796, bác sĩ Edward Jenner đã cấy virus đầu bò cho một cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh. Loại virus này gần giống như virus gây bệnh đậu mùa ở người. Virus đầu bò thường tấn công các động vật có vú nhỏ như chuột chẳng hạn, nhưng nó cũng có thể lây lan sang các động vật khác, đặc biệt là gia súc.
Thí nghiệm của Jenner thành công. Bệnh nhân của ông sau đó không mắc bệnh đậu mùa, ngay cả khi cố ý cấy virus đậu mùa vào cậu bé. Đến năm 1800, việc tiêm chủng bằng virus đậu bò đã trở nên phổ biến vì bệnh đậu bò gây ra ít tác dụng phụ và ít dẫn đến chết người hơn bệnh đậu mùa.
Vắc-xin đậu bò được sử dụng ở Mĩ đến năm 1972.
3. Ai là ngườii đầu tiên chế tạo ra tàu hơi nước?
Hầu tước người Pháp Claude-François-Dorothée là người đầu tiên nỗ lực chế tạo một con tàu hơi nước. Ông hạ thủy Con tàu hơi nước đầu tiên của mình trên sông Doubs ở miền Đông nước Pháp vào năm 1776 và gọi nó là “Palmipede”. Con tàu này có một động cơ hơi nước nhỏ đốt bằng củi. Tay đòn của động cơ được nối với các mái chèo trông giống như chân vịt. Nỗ lực này không thành công như mong đợi và con tàu không di chuyển được
Năm 1783, ông cùng các đồng nghiệp của mình đã cài tiến con tàu nói trên để tạo ra một con tàu hơi nước mới, sử dụng động cơ Newcomen và được đặt tên là “Pyroscophe”. Trong lần đầu họ thủy vào ngày 15 tháng 7 năm 1783 trên sông Saone, Con tàu di chuyển được khoảng 15 phút trước khi động cơ của nó bị hỏng.